Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

VIỆT NAM – LÀO – CAMPUCHIA ĐOÀN KẾT ĐẤU TRANH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH GENEVE (1954-1960)



Ngay sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương, chính sách của Mỹ ở Lào và Nam Việt Nam, Campuchia là chính sách can thiệp và xâm lược dưới những hình thức và thủ đoạn khác nhau. Sau Hiệp định Geneve, lực lượng kháng chiến Lào tập kết về hai tỉnh Hủa-phăn (căn cứ Sầm Nưa) và Phong-xa-lỳ[1]. Chính quyền Viêng Chăn vẫn giành quyền kiểm soát đại bộ phận lãnh thổ Lào (10 tỉnh). Thực hiện âm mưu tiêu diệt lực lượng kháng chiến Lào, Mỹ ồ ạt viện trợ kinh tế, quân sự[2] cho chính quyền, quân đội Viêng Chăn[3], từng bước chi phối mọi mặt ở Lào. Trong Hội nghị Geneve về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương (1954), do tương quan lực lượng và do ý đồ của một số cường quốc muốn hạn chế thắng lợi của cách mạng Đông Dương nên lực lượng kháng chiến Campuchia không có vùng tập kết buộc phải giải tán, sống hoà nhập vào cộng đồng xã hội. Hiệp định Geneve công nhận chính phủ Vương quốc Campuchia là chính phủ hợp pháp của Campuchia, do Quốc vương Nôrôđôm Xihanúc[4] đứng đầu.

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ ĐOÀN KẾT CHIẾN ĐẤU VIỆT – LÀO – CAMPUCHIA CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945-1954)



Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
I. Yêu cầu khách quan hình thành liên minh đoàn kết chiến đấu Việt – Lào- Campuchia trong lịch sử
Bán đảo Đông Dương là nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư khác nhau, tạo nên sự đa dạng về thành phần tộc người đại diện cho ngữ hệ Nam Á (gồm các nhóm ngôn ngữ Việt-Mường, Tày-Thái, Môn-Khơme, Mèo-Dao) và ngữ hệ Nam Đảo-những ngữ hệ của cư dân bản địa sinh sống lâu đời. Bên cạnh đó còn có ngữ hệ Hán-Tạng và ngoại kiều gia nhập “đại gia đình Đông Dương” tương đối muộn và chịu sự chi phối của các tộc người bản địa.
Để cùng chinh phục thiên nhiên, các tộc người trên toàn Đông Dương đã có sự hợp tác, giúp đỡ, không ngừng mở rộng khu vực địa lí sinh sống. Khi ba quốc gia hình thành trên bán đảo Đông Dương, quan hệ này giữa nhân dân ba nước vẫn tiếp tục phát triển, mà biểu hiện rõ nét nhất là nhân dân Việt Nam ở Đàng Trong cùng với nhân dân Khơme chung sức khai thác vùng châu thổ hạ lưu sông Mê Kông, hình thành một vùng kinh tế mới.