Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

VIỆT NAM, LÀO, CAMPUCHIA ĐOÀN KẾT, CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG VÀ CĂN CỨ ĐỊA (1954-1960)



Nguyễn Thị Mai Hoa
Được tôi rèn trong khói lửa chiến tranh, những năm 1954-1960, Việt Nam – Lào –Campuchia đã sát cánh bên nhau, gây dựng thực lực, cùng chia lửa trên một chiến trường, đấu tranh cho một ngày mai độc lập. Song song với việc đoàn kết, giúp đỡ Lào, Campuchia đấu tranh thực hiện Hiệp định Geneve, Việt Nam tích cực giúp đỡ hai nước xây dựng lực lượng cách mạng và chỗ đứng chân. Từ trước khi Hiệp định Geneve ký kết, Việt Nam đã chủ trương phải xây dựng lực lượng vũ trang Lào, “giúp cán bộ Lào mạnh dạn phát triển, tiến tới một trung đoàn giải phóng. Bộ đội tình nguyện cũng cần tập trung tiểu đoàn dần dần đến Trung đoàn tùy theo điều kiện và trong những thời kỳ nhất định”[1]

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

VIỆT NAM – LÀO – CAMPUCHIA ĐOÀN KẾT ĐẤU TRANH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH GENEVE (1954-1960)



Ngay sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương, chính sách của Mỹ ở Lào và Nam Việt Nam, Campuchia là chính sách can thiệp và xâm lược dưới những hình thức và thủ đoạn khác nhau. Sau Hiệp định Geneve, lực lượng kháng chiến Lào tập kết về hai tỉnh Hủa-phăn (căn cứ Sầm Nưa) và Phong-xa-lỳ[1]. Chính quyền Viêng Chăn vẫn giành quyền kiểm soát đại bộ phận lãnh thổ Lào (10 tỉnh). Thực hiện âm mưu tiêu diệt lực lượng kháng chiến Lào, Mỹ ồ ạt viện trợ kinh tế, quân sự[2] cho chính quyền, quân đội Viêng Chăn[3], từng bước chi phối mọi mặt ở Lào. Trong Hội nghị Geneve về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương (1954), do tương quan lực lượng và do ý đồ của một số cường quốc muốn hạn chế thắng lợi của cách mạng Đông Dương nên lực lượng kháng chiến Campuchia không có vùng tập kết buộc phải giải tán, sống hoà nhập vào cộng đồng xã hội. Hiệp định Geneve công nhận chính phủ Vương quốc Campuchia là chính phủ hợp pháp của Campuchia, do Quốc vương Nôrôđôm Xihanúc[4] đứng đầu.

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ ĐOÀN KẾT CHIẾN ĐẤU VIỆT – LÀO – CAMPUCHIA CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945-1954)



Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
I. Yêu cầu khách quan hình thành liên minh đoàn kết chiến đấu Việt – Lào- Campuchia trong lịch sử
Bán đảo Đông Dương là nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư khác nhau, tạo nên sự đa dạng về thành phần tộc người đại diện cho ngữ hệ Nam Á (gồm các nhóm ngôn ngữ Việt-Mường, Tày-Thái, Môn-Khơme, Mèo-Dao) và ngữ hệ Nam Đảo-những ngữ hệ của cư dân bản địa sinh sống lâu đời. Bên cạnh đó còn có ngữ hệ Hán-Tạng và ngoại kiều gia nhập “đại gia đình Đông Dương” tương đối muộn và chịu sự chi phối của các tộc người bản địa.
Để cùng chinh phục thiên nhiên, các tộc người trên toàn Đông Dương đã có sự hợp tác, giúp đỡ, không ngừng mở rộng khu vực địa lí sinh sống. Khi ba quốc gia hình thành trên bán đảo Đông Dương, quan hệ này giữa nhân dân ba nước vẫn tiếp tục phát triển, mà biểu hiện rõ nét nhất là nhân dân Việt Nam ở Đàng Trong cùng với nhân dân Khơme chung sức khai thác vùng châu thổ hạ lưu sông Mê Kông, hình thành một vùng kinh tế mới.

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC NHỮNG NĂM 1950-1975


Việt Nam, Trung Quốc là hai nước láng giềng vốn có mối quan hệ lâu đời. Mối quan hệ này được quy định bởi sự gần gũi về địa lý, văn hóa và ở một thời là bởi ý thức hệ.
Sau khi cách mạng Trung Quốc thành công (1-10-1949), ngày 18-1-1950, Trung Quốc ra tuyên bố công nhận Việt Nam DCCH - một sự kiện có ý nghĩa to lớn đối với cách mạng Việt Nam. Đây không chỉ là một mốc son trong quan hệ Việt - Trung, mà còn là sự kiện mang tính mở đường trong lịch sử ngoại giao Việt Nam.

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

KHÁI LƯỢC TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU QUAN HỆ ĐOÀN KẾT CHIẾN ĐẤU VIỆT NAM – LÀO – CAMPUCHIA TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ




Nguyễn Thị Mai Hoa
Là những nước có chung đường biên giới, có vị trí địa lý kề cận, có những nét lịch sử - văn hóa tương đồng, Việt Nam, Lào, Campuchia sớm có mối quan hệ mật thiết gắn bó máu thịt. Tình đoàn kết hữu nghị giữa ba nước anh em trên bán đảo Đông Dương không chỉ có từ rất sớm, mà còn khá bền chặt. Quan hệ đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc Việt – Lào-Campuchia luôn được ĐLĐVN coi trọng, coi đó là quan hệ chiến lược, có ý  nghĩa sống còn với vận mệnh ba nước. Được hình thành trong những năm tháng gian khó chung lưng đấu cật kháng chiến chống thực dân Pháp, trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, quan hệ đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc tiếp tục được bồi đắp, củng cố và phát triển. Trước những tính toán và hành động xâm lược Đông Dương của Mỹ, nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia một lần nữa cùng chung chiến hào đấu tranh giành và giữ nền độc lập dân tộc.

NHẬN THỨC VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1960 ĐẾN NĂM 1985



 Nguyễn Thị Mai Hoa
1. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trước năm 1960
Lựa chọn con đường cứu nước và giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản, Nguyễn Ái Quốc tích cực chuẩn bị về mọi phương diện cho sự ra đời cho chính đảng cộng sản ở Việt Nam. Đầu năm 1930, ĐCSVN ra đời đã có ngay Cương lĩnh chính trị đầu tiên. Cương lĩnh xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Với phương hướng chiến lược này, cách mạng Việt Nam phải trải qua các giai đoạn: 1). Hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc và giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân; 2). Đi tới xã hội cộng sản. Như vậy, ngay từ rất sớm, Đảng CSVN đã xác định CNXH trở thành mục tiêu của cách mạng Việt Nam; muốn đi tới CNXH, thì trước tiên phải hoàn thành mục tiêu trực tiếp là thực hiện độc lập dân tộc, còn CNXH là phương hướng tiến lên cho tương lai.

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

RUỘNG ĐẤT THỜI LÝ- TRẦN


I. Đặt vấn đề
Vấn đề ruộng đất trong lịch sử xã hội Việt Nam nói chung và dưới thời Lý-Trần nói riêng luôn được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Dưới thời Lý-Trần, Việt Nam  có nhiều loại ruộng đất. Mặc dù có những loại ruộng đất mà thời Lý và thời Trần có sự khác nhau (thời Trần có những hiện tượng mà thời Lý không có như bán quan điền cho dân làm ruộng tư, hay chính thức ra đời loại hình điền trang), nhưng về tổng thể, tuyệt đại đa số các thứ ruộng đều tồn tại ở hai thời Lý- Trần. Vì vậy, nhìn chung, toàn bộ ruộng đất hai thời kì này có thể được xem xét trong cùng một thời kì lớn, gồm nhiều thế kỉ liên tục, từ thế kỉ thứ X- XIV. Tuy vậy, cũng cần phải chú ý thích đáng đến tính lịch sử của mỗi loại ruộng đất.

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG HỌC THUYẾT KHỔNG – MẠNH


I. Sự ra đời của học thuyết Khổng Tử và Mạnh Tử
Trung Hoa cổ đại hình thành từ cuối thiên niên kỉ thứ II, đầu thiên niên kỉ thứ I trước công nguyên. Nếu phương Đông là chiếc nôi lớn của nền văn minh nhân loại, thì cùng với Ấn Độ, Trung Hoa là một trong những trung tâm văn hoá rực rỡ, phong phú và cổ xưa nhất của nền văn minh ấy. Chế độ chiếm hữu nô lệ ở Trung Hoa cổ đại đã xuất hiện sớm hơn so với châu Âu hàng nghìn năm. Nhà Hạ là nhà nước đầu tiên của xã hội có giai cấp (khoảng 2205-1765 tr.CN). Trước đó, Trung Hoa cổ đại đã trải qua thời kì rất dài của chế độ cộng sản nguyên thuỷ cùng với nền văn minh đầu tiên ở lưu vực sông Hoàng Hà.

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

QUAN HỆ GIỮA CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN CUỐI THẬP NIÊN 50 (XX)



1- Ngọn lửa Chiến tranh Lạnh và quan hệ hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa
Sau Chiến tranh thế giới thế giới thứ hai, bản đồ chính trị thế giới về căn bản có sự thay đổi. Trật tự thế giới mới - trật tự hai cực Ianta được hình thành trên cơ sở lợi ích của các cường quốc với hai hệ thống đối lập nhau do Liên Xô và Mỹ - hai siêu cường đứng đầu có những ảnh hưởng quyết định đến toàn bộ các mối quan hệ quốc tế, lôi cuốn các khu vực, các quốc gia vào một hình thức chiến tranh mới - Chiến tranh Lạnh. Chiến tranh Lạnh[1] là một hiện tượng quan hệ quốc tế phản ánh cuộc đối đầu toàn diện và toàn cầu[2], đầy những cuộc khủng hoảng và xung đột giữa hai cường quốc Liên Xô và Mỹ ở cả vũ đài trung tâm (châu Âu) lẫn ở vùng ngoại vi (châu Phi, châu Á và Trung Đông). Các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ nhìn nhận hoạt động củng cố vòng cung an ninh châu Âu của Liên Xô như sự thống trị mang tính thù địch với thế giới tư bản, đe dọa đến an ninh quốc gia của Mỹ. Việc tiếp quản của Liên Xô đối với của các quốc gia Đông Âu, khiến Winston Churchill lo ngại, cảnh báo vào năm 1946 rằng, một "bức màn sắt" đã được buông dần xuống giữa châu Âu. 

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

KHÚC QUANH TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC (1975-1979)



Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Với chiến thắng lịch sử Mùa Xuân 1975, Việt Nam đã hoàn toàn độc lập; khát vọng bấy lâu về một đất nước thống nhất, vẹn toàn của cả dân tộc đã thành hiện thực.  Việt Nam xây dựng lại đất nước trong điều kiện khu vực, thế giới đang có những thay đổi quan trọng. Từ cuối những năm 70 (XX), so sánh lực lượng trên thế giới về quân sự có sự thay đổi, Liên Xô đã giành được thế cân bằng về vũ khí chiến lược với Mỹ, dẫn đến giai đoạn hòa hoãn giữa các nước lớn: Hòa hoãn Mỹ - Xô, Tây Âu - Liên Xô, Mỹ - Trung Quốc, Tây Âu, Nhật Bản với Trung Quốc. Thiện chí và nỗ lực giảm căng thẳng của các nước lớn đứng đầu mỗi cực thể hiện qua những cuộc gặp cấp cao giữa Liên Xô và Mỹ, cải thiện đáng kể quan hệ giữa các nước thuộc hai khối XHCN và TBCN.