Trong
lịch sử quan hệ ngoại giao của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là một trong những trục quan hệ hết sức cơ bản, có một vị
trí quan trọng, có ảnh hưởng trực
tiếp, tác động đa chiều, lâu dài đối với sự
phát triển của Việt Nam. Điều này không chỉ do sự chi phối về yếu tố địa lý, mà còn do nhiều yếu
tố chủ quan, khách quan khác nhau, vì vậy, các thể chế Nhà nước của Việt Nam từ
xưa đến nay đều đặt vấn đề ứng xử với Trung Quốc là một trong những mối quan
tâm hàng đầu. Thực tế lịch sử cũng cho thấy, thời kỳ nào Việt Nam có nhận thức
và xử lý quan hệ với Trung Quốc một cách hợp lý, xử lý tốt quan hệ với Trung
Quốc trong mối liên hệ với các quan hệ song phương và đa phương khác, thì Việt
Nam tạo lập được môi trường quốc tế thuận lợi, đảm bảo an ninh, hoà bình cho sự
phát triển của đất nước.
Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013
Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013
LIÊN XÔ, TRUNG QUỐC GIÚP ĐỠ VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)
1. Trung Quốc ủng hộ Việt
Nam chống Pháp
Trong thời kỳ Việt Nam tiến
hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng Cộng sản, nhân dân
Trung Quốc giành cho nhân dân Việt Nam sự giúp đỡ nhiệt tình cả về tinh thần và
vật chất. Ngày 8-10-1949, Đảng Lao động Việt Nam gửi một bức công thư cho Đảng Cộng sản Trung Quốc đề nghị: “Đứng trước những
khó khăn về kỹ thuật mà điều kiện kinh tế chưa cho phép vượt qua, đứng trước
tình hình gấp rút, phải tranh thủ thời gian với địch, đứng trước những nhiệm vụ
chiến thuật phải làm để chuyển sang chiến lược mới, chúng tôi không thể không
yêu cầu các đồng chí giúp chúng tôi về súng, đạn, dụng cụ, cán bộ… Trong những
khoản chúng tôi yêu cầu, có khoản nào các đồng chí không giúp được, xin các
đồng chí chuyển lời đề nghị của chúng tôi cho Liên Xô và nói hộ những khó khăn
của chúng tôi cho các đồng chí Liên Xô rõ…”[1]. Tuy nhiên, thời kỳ đầu, khả năng giúp đỡ của
Trung Quốc cho cách mạng Việt Nam chưa lớn, vì cách mạng Trung Quốc mới thành
công, đang gặp muôn vàn khó khăn.
Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013
NHỮNG ĐỒNG MINH ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM TRONG NĂM THÁNG GIAN KHÓ
1- Chủ trương đối ngoại phá vây
Cuối năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai có những bước
ngoặt mới, chuyển biến mau lẹ, phát xít Đức bại
trận. Ở châu Á, quân phiệt Nhật cũng đầu hàng vô điều kiện. Thời cơ thuận lợi
đã tới, “dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên
quyết giành cho được độc lập[1]; trên tinh thần ấy, Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương
(14-15/8/1945) quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy
chính quyền trước khi quân đồng minh kéo vào.
"Thời cơ ngàn năm có một"
đã đến, nhân dân Việt Nam nổi dậy, tiến hành thắng lợi Tổng khởi nghĩa
tháng Tám (1945), giành chính quyền từ tay phát xít Nhật, thành lập nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công đánh dấu một thời kỳ mới
trong lịch sử Việt Nam. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, khát vọng
độc lập, tự do cháy bỏng của cả dân tộc Việt Nam đã thành hiện thực.
Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013
DÒNG HỌ TRONG QUAN HỆ LÀNG XÃ
Dòng họ là một hiện tượng lịch sử có
tính nhân loại và liên thời đại. Đây
là một hình thức liên kết theo nhóm huyết thống sớm nhất trong quá trình phát
triển của loài người. So với nhiều hình thức liên kết khác nhau như cư trú
(làng xóm, thôn bản…) và lợi ích, nghề nghiệp (phường hội, giai cấp…), liên kết
dòng họ có vai trò chi phối, ảnh hưởng tương đối lớn và sâu sắc đến con người
trong sự tồn tại của mình.
Ở Việt Nam, đặc biệt là ở làng xã, dòng họ mang nhiều nét đặc thù so với
thế giới. Quan hệ dòng họ và làng xã hầu như gắn liền và không tách rời nhau.
Dòng họ không tách biệt, đối lập mà liên quan chặt chẽ trong một môi trường văn
hoá mang tính đặc thù. Truyền thống dòng họ góp phần cơ bản và là một nhân tố
tạo nên truyền thống làng xã, địa phương, rộng hơn là truyền thống dân tộc.
Trong lịch sử, không thiếu những trường hợp những nhân vật kiệt xuất đã mang
lại vinh quang cho gia đình, dòng họ, dân tộc. Như vậy, dòng họ và văn hoá dòng
họ còn là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển văn hoá làng xã nói riêng và văn hoá xã hội Việt Nam
nói chung.
QUAN HỆ TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM
1. Dẫn luận
Những năm đầu thế kỉ XXI, nhân loại đang bước
vào một kỉ nguyên văn minh mới, sự đối đầu và xung đột nhường chỗ cho hợp tác
và hội nhập. Nhưng một hiện tượng lịch sử khác đang diễn ra găy gắt
- bên cạnh việc những cuộc chiến tranh cổ điển giữa các quốc gia giảm xuống,
thì con số các cuộc nội chiến lại gia tăng và trở thành điểm nóng ở nhiều nơi,
trên nhiều châu lục.
Quan hệ tộc người, dân tộc là lĩnh vực nhiều vấn
đề phức tạp, sự cố kết, liên hiệp hay phân ly trong quan hệ dân tộc suy cho
cùng vì vấn đề lợi ích. Vấn đề dân tộc là vấn đề phức tạp, đan xen nhiều chiều,
biểu hiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau: Dưới góc độ màu da, chủng tộc (như ở
châu Phi) hay tôn giáo (Anh, Ấn Độ), ngôn ngữ (Canađa), có khi là những đòi hỏi
bức thiết về quyền độc lập, bình đẳng dân tộc, dân chủ, công bằng xã hội...
Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HỆ THỐNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học
Quốc gia Hà Nội
1-Mười ngày rung chuyển thế giới
Vào cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX, sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa đế quốc khiến cho
các mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản trở nên hết sức gay gắt. Về kinh tế, các ông
chủ tư bản tăng cường bóc lột các tầng lớp nhân dân khiến đời sống các tầng lớp
này đã khốn khó lại càng cùng cực thêm. Sự cách biệt giữa tầng lớp thượng lưu với
nhân dân lao động ngày càng lớn dần lên. Đây cũng là một trong những yếu tố tác động trực tiếp, thúc đẩy cuộc
đấu tranh giữa giai cấp tư sản và công nhân, giữa nông dân và địa chủ ở các
nước tư bản diễn ra quyết liệt.
Đầu thế kỷ XX, trung tâm
cách mạng thế giới từ nước Đức đã chuyển sang nước Nga. Lúc này, chủ nghĩa tư
bản ở Nga với tính chất độc quyền và lũng đoạn cộng lực với tàn tích nông nô và
chế độ quân chủ chuyên chế điển hình của Nga hoàng trở thành tác nhân quan
trọng khiến các mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản, giữa địa chủ và nông dân trở
nên hết sức sâu sắc. Nước Nga đế quốc phong kiến trở thành mắt khâu yếu nhất
trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa.
NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
MỞ ĐẦU
Con người và năng lực con người luôn
được thừa nhận là yếu tố quyết định nhất trong các nguồn lực. Vấn đề này đã và
đang chiếm vị trí trọng tâm trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia. Một
đất nước sẽ thực sự đạt được tốc độ tăng trưởng cao khi đất nước đó biết phát
huy nguồn lực con người.
Đối với Việt Nam, khi diện tích đất
canh tác trên đầu người hẹp nhất thế giới, tài nguyên khoáng sản tuy đa dạng
nhưng trữ lượng không lớn, cơ sở vật chất lạc hậu thì càng cần phải đặt vấn đề con
người lên hàng đầu, vì phát triển yếu tố con người trong lực lượng sản xuất là
cách phát triển kinh tế một cách hiệu quả.
Con người lao động Việt Nam còn rất
nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hiện đại. Thói quen
làm ăn manh mún do nền sản xuất nông nghiệp để lại ảnh hưởng không tốt đến tư
duy lao động của con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Trong qúa trình xây dựng
CNXH, vấn đề con người đã được quan tâm phần nào, nhưng chủ yếu là trên chính
sách, giấy tờ, nghị quyết. Trong thực tế, đầu tư còn ít cho phát triển con
người và còn chưa được coi là đầu tư cho phát triển sản xuất. Ngày nay, khi một
đặc điểm nổi bật của lao động là lao động có hàm lượng trí tuệ cao được đặt lên
vị trí quan trọng, thì Việt Nam còn nhiều yếu kém, bất cập trong đào tạo người
lao động. Người lao động chưa được phát triển đúng mức là nguyên nhân quan
trọng dẫn đến sản xuất trì trệ, sản phẩm kém chất lượng không cạnh tranh được,
dẫn đến đời sống nhân dân lao động còn nhiều khó khăn.
Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013
KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở VIỆT NAM
MỞ ĐẦU
Cuối những năm 70, đầu những năm 80
(XX), Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Trong bối cảnh đó,
nhiều thử nghiệm tìm tòi những mô hình kinh tế mới, vượt ra khỏi thể chế kinh
tế cũ đã được tiến hành ở các cấp từ vi mô đến vĩ mô. Với việc Đảng cộng sản
Việt Nam chính thức tuyên bố đường lối đổi mới tại Đại hội lần thứ VI (1986),
cuộc cải cách kinh tế đã chuyển nền kinh tế sang một cơ chế hoạt động căn bản
khác trước.
Trong công cuộc đổi mới do Đảng cộng
sản Việt Nam khởi xướng, thì đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp được coi là nét
đặc trưng nổi bật, có ý nghĩa mở đầu cho công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam.
Tiến trình lịch sử Việt Nam đã từng chỉ ra vai trò, vị trí cực kì quan trọng
của nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Thế nhưng có những thời điểm Việt Namđã không chú trọng đến vấn đề này,
dẫn đến việc vào cuối thập kỉ 70, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam gặp những khó
khăn găy gắt.
Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013
QUAN HỆ QUỐC TẾ SAU SỰ KIỆN 11-9 QUA QUAN HỆ SONG PHƯƠNG TRONG TAM GIÁC CHIẾN LƯỢC MỸ- NGA - TRUNG
MỞ ĐẦU
Nhân loại đang từ giã những năm đầu
tiên của thế kỉ XXI trong một thế giới phức tạp và đầy biến động. Đặc biệt, sự
kiện 11/9 ở Mỹ đang làm thay đổi cơ bản những nhận thức về thế giới cũng như
tác động đến quan hệ các cường quốc lớn, mà những đại diện đầu tiên phải kể đến
ba nước Nga, Mỹ và Trung Quốc. Hẳn chưa ai quên, trong suốt thời kì chiến tranh
lạnh, sự vận động thăng trầm của quan hệ tam giác chiến lược Xô-Mỹ-Trung đã
từng làm khuynh đảo đời sống chính trị thế giới, tạo lập một thế cân bằng chiến
lược đặc thù trong cục diện hai cực Đông- Tây đối đầu gay gắt. Gần 10 năm đã
qua, chiến tranh lạnh lùi vào quá khứ, song quan hệ giữa Nga-Trung-Mỹ vẫn diễn
biến phức tạp, ẩn chứa nhiều bất trắc khó lường, tác động to lớn đến quá trình định
hình một trật tự quốc tế mới, trên cơ sở so sánh lực lượng thế giới đã đổi thay
rất căn bản.
Chiến tranh lạnh kết thúc cùng với
sự sụp đổ của thế giới hai cực. Đồng thời, sự sụp đổ này cũng dẫn tới hướng
phân chia và tập hợp lực lượng mới giữa các quốc gia.Từ đó hình thành nên những
trung tâm quyền lực mới, vừa hợp tác vừa đấu tranh. Trong bối cảnh đó, quan hệ
giữa các nước trong tam giác quyền lực Nga-Trung-Mỹ đã có những biến đổi nhanh
chóng, quan trọng, sâu sắc.
Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013
VÀI NÉT VỀ HÔI GIÁO Ở ĐÔNG NAM Á
MỞ
ĐẦU
Ở Đông Nam Á, bức tranh về tôn giáo
rất đa dạng nhiều vẻ, bởi trong quá trình phát triển của lịch sử, ở đây đã hội
tụ đầy đủ các hệ ý thức tư tưởng từ cả Phương Đông( Trung Quốc, Ấn Độ, Arập) và
Phương Tây. Trong bức tranh văn hoá Đông Nam Á, Hồi giáo là một tôn giáo trong
cái đa dạng, nhiều vẻ ấy và là nhân tố quan trọng trong bản sắc văn hoá Đông
Nam Á. Trong quá trình xâm nhập và phát triển của mình tại đây, Hồi giáo đã có
một địa vị chắc chắn ở nhiều nước của khu vực. Cùng với sự sụp đổ của các quốc
gia cổ đại, nhiều tiểu quốc Hồi giáo ra đời, Hồi giáo đã góp phần quan trọng
vào việc phát triển kinh tế hàng hoá của các nước Đông Nam Á. Còn với sự xuất
hiện của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á, Hồi giáo trở thành ngọn cờ
"chiến tranh thần thánh" của các cư dân Hồi giáo chống lại sự xâm
lược của chủ nghĩa thực dân cơ đốc giáo để bảo vệ đất nước, bảo vệ đạo. Từ đây,
Hồi giáo bắt đầu đi sâu vào đời sống chính trị của nhiều nước Đông Nam Á và để
lại nhiều dấu ấn. Tuy sau này, vào thời kì các nước Đông Nam Á giành độc lập,
xây dựng và phát triển đất nước, vai trò của Hồi giáo ở mỗi quốc gia có khác
nhau trong nền chính trị của mỗi nước, nhưng có thể nói, sự phát triển và lớn
mạnh của Hồi giáo ở Đông Nam Á hiện nay là không thể phủ nhận được.
TƯ TƯỞNG KẾT HỢP QUÂN SỰ VỚI QUỐC PHÒNG CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ
1. Đặt vấn đề
Việt Nam có vị trí địa lý- chiến
lược cực kì quan trọng, cửa ngõ của nhiều đường giao thông thuỷ bộ, nằm trên
con đường thiên di của nhiều tộc người, nơi giao lưu hoà đồng của nhiều nền văn
minh nhân loại. Hơn nữa, Việt Nam lại có địa- kinh tế nhiệt đới gió mùa, thuận
lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vì thế, việc thường xuyên bị các thế
lực bên ngoài nhòm ngó là không tránh khỏi. Bắt đầu từ cuộc xâm lược của đế chế
nhà Tần tiến vào đất nước Âu lạc (năm 214 tr.CN) đến trước cách mạng tháng Tám-
1945, Việt Nam đã trải qua hơn hai nghìn năm chống giặc ngoại xâm. Vấn đề tồn
tại để phát triển luôn là vấn đề quan trọng mà tổ tiên và cả dân tộc Việt Nam
phải giải quyết. Trong quá trình đó, dân tộc Việt Nam đã có tư duy sáng tạo và
thực tế về quốc phòng. Sức mạnh quốc phòng là sự tổng hợp của nhiều yếu tố,
trong đó trước hết là việc tổ chức, huy động sức mạnh vật chất, tinh thần của
toàn dân tộc.
MỘT SỐ VẦN ĐỀ VỀ KHẢO CỔ HỌC
1. Đặt vấn đề
Ăn, kiếm ăn và đổi mới cách làm ăn
là những hoạt động sinh tồn thường xuyên ở mỗi người, mọi xã hội và mọi thời
đại. Song chúng được thay đổi tuỳ thuộc vào môi trường sống cụ thể, vào năng
lực, trình độ phát triển sức sản xuất và nhu cầu tự thân của chúng nữa.
Mỗi thời đại lịch sử được đánh dấu
bằng những thay đổi có tính chất cách mạng, trước tiên trong phương thức kiếm
sống.
Thời đại đá mới với sự mở đầu bằng
cuộc cách mạng đá mới, có nội dung cơ bản là xác lập một phương thức kiếm sống
hoàn toàn mới, trên cơ sở con người phải giải quyết mối mâu thuẫn giữa một bên
là nguồn lợi tự nhiên trước mắt bị cạn dần, kiệt quệ, bị tàn phá do bản chất
của nền kinh tế khai thác gây ra và mặt khác là mối lợi do sự kết quả của sự
cộng sinh lâu dài giữa con người và các cây cối mới mang lại. Khởi nguồn bước
đầu do chăm sóc vô thức, dần dần con người ý thức được sự cần thiết phải chuyển
từ khai thác đơn thuần sang chăm sóc thiên nhiên.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN SỬ HỌC
MỞ
ĐẦU
Phương pháp là cái chỉ có ở con người,
nó mang tính mục đích, là cách mà chủ thể hoạt động tác động vào đối tượng hoạt
động để dẫn đến kết quả hoạt động. Phương pháp luận sử học là những lý giải về
phương pháp trong khoa học lịch sử, nhằm lựa chọn ra những phương pháp đạt hiệu
quả cao trong hoạt động bao trùm- hoạt động nhận thức. Phương pháp sử học có
quá trình phát triển, tồn tại gắn liền với khoa học lịch sử. Nó là bộ môn không
thể thiếu được, là cơ sở để khoa học lịch sử hoàn thiện và phát triển. K.Mars
đã nói rằng, không chỉ kết quả nghiên cứu cần phải đúng, mà cả con đường dẫn
tới kết quả cũng phải đúng. Có phương pháp mới đạt được nôị dung khoa học.
Lịch sử phát triển của phương pháp luận
sử học qua các thời kì là lịch sử của những cuộc đấu tranh quan điểm, học
thuật, tư tưởng về nhiều vấn đề của phương pháp luận. Phạm vi nghiên cứu của
phương pháp luận sử học rất rộng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)